Loa Sub là một thiết bị không thể thiếu trong dàn âm thanh chuyên nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ công dụng, mục đích của loa Sub. Cũng như cách phối loại loa này với dàn karaoke.
Trong bài viết, hãy cùng Sóng nhạc tìm hiểu về loa Sub. Cũng như cách phối hợp và lắp đặt loa để tạo ra âm thanh tốt nhất.
Loa Sub là gì?
Loa Sub là một loại loa siêu trầm được thiết kế để phát ra tần số âm thanh thấp nhất. Khi được tích hợp vào hệ thống âm thanh, loa trầm có thể giúp tăng cường chất lượng âm thanh. Tạo ra âm trường sâu và rộng hơn. Đồng thời giảm thiểu tiếng ồn không mong muốn.
Loại loa karaoke này có thể phát ra âm thanh ở tần số thấp từ 20 đến 200Hz (âm bass). Mang lại một chất lượng âm thanh mạnh mẽ và đầy sức sống.
Cấu tạo của loa trầm
Loa siêu trầm gồm có 3 phần chính: thùng loa, lõi loa và dây kết nối. Phần lõi loa bao gồm nhiều loa trầm được ghép lại để tạo thành loa siêu trầm được đặt trong thùng loa. Bộ phần này được làm bằng chất liệu gỗ cao cấp để đảm bảo độ bền và khả năng chống chịu tốt.
Thiết kế của loa Sub rất đa dạng và sử dụng các chất liệu khác nhau tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm.
Tại sao nên sử dụng loa Sub cho dàn kararaoke?
Tạo không gian tinh tế
Loa Sub thường được thiết kế nhỏ gọn và có kích thước cân đối. Vì vậy, chúng thích hợp để bố trí và lắp đặt với nhiều bộ dàn âm thanh. Đường nét góc cạnh với màu sắc đa dạng, đảm bảo sự tinh tế cho không gian. Cũng như tính chuyên nghiệp cho bất kỳ bộ dàn âm thanh nào.
Với những không gian diện tích rộng và bộ dàn lớn, bạn nên lựa chọn những dòng loa kích thước lớn để hài hòa với không gian. Ngược lại những không gian nhỏ hẹp và gia đình, bạn nên lựa chọn những thiết kế nhỏ, đơn giản. Mang lại không gian hiện đại với những trải nghiệm thú vị nhất.
Hỗ trợ dải trầm
Trong một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, loa trầm có chức năng hỗ trợ những dải trầm. Loại loa này sẽ tái tạo âm thanh có tần số nhỏ giúp âm thanh có độ ấm. Mang đến cảm giác uy lực và đảm bảo sự chân thực của những bài hát, bản nhạc.
Loa sub cho cảm giác bồng bềnh khi có sự trầm lắng của giai điệu. Sự hiện diện của loa trầm cho phép bạn cảm nhận âm thanh ở mọi dải tần, dù là nhỏ nhất. Nếu thiếu loa âm trầm, rất có thể hệ thống âm thanh sẽ không phát huy được khả năng. Đôi khi còn xuất hiện hiện tượng thiếu hoặc mất tín hiệu âm thanh. Hoặc chất âm không có sự mượt mà.
Micro nhạy bén hơn
Mỗi hệ thống dàn karaoke khi được kết nối với loa sub không chỉ hỗ trợ âm bass cho hệ thống, mà còn hỗ trợ tối đa cho giọng hát của người dùng. Khi có thêm Sub âm thanh ra trở nên nhạy bén hơn. Giọng hát cũng có sự đầy đặn và ấm áp. Nhờ đó, bạn có thể thể hiện sở thích và sở trường với những bài hát mình yêu thích một cách dễ dàng nhất.
Phân loại loa âm trầm
Dựa theo công suất loa
Loa siêu trầm có thể được chia thành 2 loại dựa theo công suất: loa sub chủ động (sub điện) và loa sub bị động (sub hơi).
Sub điện
Loa sub điện tích hợp kết nối với hệ thống amply riêng để tạo ra tín hiệu âm bass. Loại loa này thường được sử dụng trong trường hợp amply và receiver trong hệ thống âm thanh không đáp ứng điều kiện để tạo ra âm bass. Bạn cũng có thể kết nối loa sub chủ động với hệ thống âm thanh mà không cần đến dây cáp.
Ngoài ra, Sub điện còn được thiết kế sẵn mạch công suất. Vì vậy, không cần phải kết nối chúng với amply mà chỉ cần kết nối tín hiệu âm thanh với đầu vào là có thể sử dụng.
Loa Sub hơi
Sub hơi là loại loa không tích hợp hệ thống âm ly bên trong. Vì vậy, cần bổ sung thêm một amply rời hay công suất đi kèm để cung cấp thêm tín hiệu âm thanh. Khi sử dụng loa hơi thì bạn cần chuẩn bị và kết nối cầu kỳ hơn loa điện.
Dựa theo thiết kế
Loa đẳng áp
Đây là loại loa có thiết kế đặc biệt với 2 loa bass được sắp xếp ở vị trí đối xứng nhau. Với cách bố trí phù hợp, các sóng âm được tạo ra sẽ di chuyển và va đập với nhau. Khi dòng âm thanh di chuyển trong không gian sẽ tạo ra sự tác động, cho ra âm trầm cực mạnh. Chính vì thế mà loa đẳng cấp thường được sử dụng trong không gian karaoke, vũ trường,...
Loa sub có lỗ thông hơi
Dòng loa này đặc biệt bởi thùng loa có một lỗ nhỏ. Chức năng của lỗ này là để thông hơi, khí mạnh. Chính sự thoát ra đã tạo nên âm trầm mạnh mẽ hơn, mang đến cho người nghe cảm giác tuyệt vời hơn. Lỗ thông hơi này có thể đặt trước hoặc sau loa.
Đối với loa trầm có lỗ thông hơi được bố trí trong không gian hẹp, nhỏ. Thì lỗ thông hơi thường được đặt trước loa.
Sub liền hộp
Dòng loa này không quá khác biệt so với các dòng loa trầm khác. Thùng loa là một khối kim loại, hộp kín. Và được kết nối kèm theo Woofer để kết nối ra bên ngoài.
Cách chọn loa Sub để phối hợp với dàn Karaoke
Chọn kích thước củ loa phù hợp
Độ trầm của âm thanh phụ thuộc vào kích thước của loa. Kích thước củ loa càng lớn thì tiếng trầm càng đầy. Tai người bình thường nghe được âm thanh từ 20Hz trở lên. Vì vậy, khi mua loa siêu trầm, hãy chọn loa có kích thước củ loa vừa phải để đảm bảo âm thanh tốt.
Công suất loa phù hợp với diện tích phòng
Kích thước của nơi lắp đặt dàn âm thanh cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của loa. Khi chọn loa, bạn nên dựa theo công suất để phù hợp với diện tích không gian. Nếu không phải là người chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo nhân viên cửa hàng để được tư vấn.
Tần số loa phù với dàn âm thanh
Một yếu tố mà bạn cần lưu ý khi chọn loa Sub là tần số của loa. Nếu dải tần thấp của dàn âm thanh là 50Hz, thì không cần loa có dải tần 30Hz. Nhưng nếu loa có dải tần là 80Hz và đầu tư thêm loa 30Hz thì âm thanh sẽ hay hơn rất nhiều. Chính vì vậy, sự hòa hợp giữa loa siêu trầm với dàn loa là rất quan trọng.
Mua toàn bộ hệ thống loa từ một nhà sản xuất
Khi bạn mua trọn bộ hệ thống loa từ một nhà sản xuất, loa Sub sẽ hài hòa với hệ thống âm thanh khác. Đồng thời có thể tương tác dễ dàng với nhau.
Khi bạn lựa chọn loa trầm, hãy chú ý đến công suất của amply. Bạn nên chọn amply lớn hơn công suất của loa sub. Điều này sẽ đảm bảo hệ thống loa đồng đều và tạo ra âm bass tròn, đầy và trong trẻo. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm mua loa sub, hãy lựa chọn loa sub điện dễ sử dụng.
Cách chọn vị trí lắp đặt loa trầm cho âm thanh hay nhất
Mục đích của loa trầm là để người nghe có tiếng bass đầy đặn hơn. Do đó, bạn nên tìm vị trí sao cho âm trầm của loa phù hợp và hài hòa với các hệ thống âm thanh khác, đặc biệt là loa. Bạn nên đặt loa Sub cách mặt đất khoảng 30 - 40cm để phát huy được khả năng của loa.
Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt loa trầm quá xa 2 loa trái phải. Với những loa sub có đường kính dưới 20cm, thường được đặt gần loa chính với khoảng cách từ 0.9 - 1.2m có thể hoạt động hiệu quả nhất. Nếu đặt quá xa loa chính, âm bass sẽ không phát huy hiệu quả dẫn đến âm thanh rời rạc và thiếu kết nối.
Khi tìm vị trí đặt loa sub, bạn nên vặn volume to để dễ dàng tìm điểm cho âm bass lớn. Tuy nhiên, các dải âm còn lại vẫn phải giàu chi tiết. Nếu việc lắp đặt không đúng, âm thanh sẽ trở nên nặng nề và gượng gạo.